SVF
Đăng ký
Danh mục

[REPCAP CHƯƠNG TRÌNH CVCS KỲ 1]

SVF cùng MoMo và UAN trân trọng cảm ơn các cố vấn đã dành thời gian tham và mang đến những chia sẻ đầy cảm hứng trong chương trình Cố vấn chia sẻ kỳ 1: Cố vấn là quà tặng, Cố vấn là đầu tư.
 
Cố vấn Phạm Duy Hiếu – Phó Chủ tịch thường trực quỹ SVF, Ủy viên Ủy ban nhân sự ABBANK
 
HIỂU THẾ NÀO VỀ MENTORING?

✨ Với kinh nghiệm nghiên cứu về mentoring tại nhiều quốc gia, ông Phạm Duy Hiếu chia sẻ tại mỗi quốc gia có một cách định nghĩa khái niệm “mentor” khác nhau, có nơi đánh đồng mentor với khái niệm “tư vấn”, “đào tạo” và “coach” nhưng thực tế các khái niệm trên đều có sự khác biệt.

✨ Mentor và đào tạo có gì khác biệt? Nội dung của chương trình đào tạo do người phụ trách việc đào tạo quyết định. Trong khi đó nội dung của quá trình mentor sẽ do người mentor xây dựng dựa trên quá trình trao đổi và thống nhất mục tiêu, kỳ vọng của người mentee.

✨ Để phân biệt với “tư vấn”, chúng ta cần xác định rõ người chịu trách nhiệm với quyết định của quá trình. Khi bạn là người đi tư vấn, doanh nghiệp làm theo tư vấn của bạn, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm với kết quả của quá trình tư vấn dù doanh nghiệp nhận được kết quả tốt hay không tốt. Đối với quá trình mentor, người mentor chia sẻ về góc nhìn của mình và khơi gợi cho người mentee ra quyết định của mình, và người mentee sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho quyết định mình đưa ra.

✨ Có thể nói “coach” là một phần công cụ của mentor khi dùng kỹ thuật đặt những câu hỏi khơi gợi cho người cần tìm được con đường mà mình cần đi. Quá trình coach không bao gồm việc chia sẻ câu chuyện thành công, thất bại của người coach như mentor, và không cần chia sẻ các mối quan hệ của mình để hỗ trợ người được coach.

✨ Theo ông, dù hiểu theo khái niệm nào thì điều quan trọng nhất là hoạt động mentor sẽ mang tới giá trị gì cho mentor và mentee, mục tiêu lớn nhất đó là mang đến sự trưởng thành của người mentee. Người mentor và người mentee cần nhớ rõ điều này để làm kim chỉ nam cho quá trình đồng hành cùng nhau.
 
Cố vấn Bùi Quang Tinh Tú - Founder Cộng đồng Marketing và Truyền thông UAN
 
PHỄU CÀNG LỚN THÌ CHẤT LƯỢNG LỌC ĐƯỢC CÀNG TỐT
✨ Theo ông Bùi Quang Tinh Tú, mỗi mối quan hệ mentoring là một trải nghiệm, và càng nhiều trải nhiệm thì anh càng phát hiện nhiều điều đặc sắc và thú vị, “bộ lọc” cá nhân ngày càng mở rộng và xây dựng được cho mình những mối quan hệ chất lượng.

✨ Ông rất tâm đắc với triết lý “Khi có đủ về lượng thì sẽ có sự thay đổi về chất” nên ông đã sống hết mình với việc xây dựng các cộng đồng và đồng hành cùng các cá nhân, tổ chức đang cần sự hỗ trợ.

✨ Đối với ông, thay vì giới các mối quan hệ xung quanh mình, anh sẽ tìm cách mở rộng mạng lưới kết nối của mình để thấy được sự đa dạng của xã hội, từ đó chăm chút cho những mối quan hệ giúp bản thân mình hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn và trở nên tốt hơn. Giống như một cái phễu, đầu vào càng lớn thì sau khi trải qua nhiều lớp màng lọc, những gì còn lại là tinh túy đáng trân trọng. Nếu như giới hạn đầu vào thì bạn sẽ không biết được đâu là mức độ cao nhất mình có thể đạt được.

✨ Để xây dựng mối quan hệ mentor – mentee, ông Tú cho rằng chỉ khi hai bên thỏa mãn được nhu cầu của mình trên tinh thần tôn trọng, hợp tác thì quá trình mentor mới đạt được hiệu quả và chất lượng cao. Như vậy mentor và mentee cần trao đổi và xác định rõ mục tiêu, giới hạn công việc và khả năng đạt được trong thời gian mentor, thẳng thắn trao đổi và đón nhận góp ý để phối hợp cùng nhau.
 
Cố vấn Trần Thanh Tùng - Founder Monkey in Black Coffee/ Thành viên Ban Tổ Chức SME Mentoring 1on1
 
NGƯỜI MENTOR KIẾM ĐÃ KHÓ, GIỮ CÀNG KHÓ HƠN

✨ Với kinh nghiệm vận hành chương trình SME Mentoring 1on1 và trực tiếp mentor cho nhiều người, ông Trần Thanh Tùng chia sẻ mình đã nhận được rất nhiều trong quá trình mentoring. Quá trình trưởng thành của người mentee cũng là lúc người mentor phát triển bản thân mình.
Ông có thể rèn luyện tính lãnh đạo, tăng khả năng ảnh hưởng đến người khác và đồng thời mở rộng lĩnh vực chuyên môn mà mình có thể tiếp xúc. Đây là những điều quý báu mà không dễ dàng có được. Trong quá trình mentor cho nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, kiến thức và kinh nghiệm của ông cũng được bồi đắp thêm, tăng thêm vốn sống và tự tin vào bản thân mình hơn.

✨ Mentor là quá trình hai chiều, đòi hỏi sự cam kết của cả người mentor và mentee. Người mentee có thể lựa chọn giữa nhiều mentor thì người mentor cũng có quyền tương tự như vậy. Có rất nhiều phương án thay thế ngoài kia, vậy chúng ta cần làm gì để giữ chân người mentor mà mình cho là phù hợp?

✨Theo ông Tùng: “Người mentor kiếm đã khó, giữ càng khó hơn”. Để xây dựng mối quan hệ, người mentor – mentee cần phải thực sự dành thời gian cho nhau, tôn trọng thời gian biểu đã thống nhất. Quan tâm đến hoạt động của nhau: bên cạnh buổi mentor, người mentor và mentee nên tìm hiểu thêm về các hoạt động khác để chủ động hỗ trợ, đồng hành khi điều kiện cho phép. Điều này sẽ giúp mentor – mentee gắn kết hơn và dễ dàng chia sẻ hơn. Thấy được hành động – sự nỗ lực: mục tiêu của quá trình mentor là sự trưởng thành của người mentee, đòi hỏi người mentee phải hành động và nỗ lực thực hiện cam kết của mình vì chỉ có hành động mới mang lại kết quả. Đây cũng là minh chứng thể hiện sự tôn trọng của người mentee đối với mentor của mình.
 
Chương trình Cố vấn chia sẻ kỳ 2: “Cùng
cố vấn chia sẻ về tư duy và kinh nghiệm thực tiễn trong bán hàng – truyền thông
sáng tạo và ứng biến”
Thời gian: 9h00 ngày 16/05/2020 trên nền tảng Google Meet
💥 Link đăng ký và đặt câu hỏi cho diễn giả: https://bit.ly/CVCSDK2
---
Về Startup Vietnam Foundation svf.org.vn
Partners & Media Contact Startup Vietnam Foundation (SVF) hello@svf.org.vn
Share Đăng Ký Tham Dự
Quay về